![]() |
Ra mắt thị trường đầu năm 2017, Luxstay là nền tảng chia sẻ chỗ ở (home-sharing) tại Đông Nam Á có trụ sở tại Việt Nam. Trước GS Shop và Bon Angels nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm đã rót vốn vào Luxstay như CyberAgent Ventures (Japan), Genesia Ventures (Japan), ESP Capital, Founders Capital và Nextrans... là những quỹ đầu tư có hoạt động tích cực tại thị trường Việt Nam đã đầu tư rất nhiều các startup thành công và nổi bật trên thị trường.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2018 Việt Nam đón tiếp hơn 15 triệu khách du lịch quốc tế và 80 triệu khách du lịch nội địa. Trong đó có tới 3,5 triệu khách du lịch đến từ Hàn Quốc với tốc độ tăng trưởng 44% so với năm ngoái - nhanh nhất từ trước đến nay, trong khi tốc độ tăng trưởng chung của ngành du lịch là 20%. Tổng chi tiêu cho du lịch 2018 lên tới 25 tỷ USD trong đó lĩnh vực lưu trú chiếm 28% tương ứng khoảng 7 tỷ USD, dự báo đến 2025 con số này sẽ tăng lên 13 tỷ USD.
Với những nỗ lực của chính phủ cộng với lợi thế của thiên nhiên và tình hình chính trị ổn định, Việt Nam liên tục nằm trong top những điểm đến hàng đầu trong nhiều năm qua, là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành du lịch nhanh nhất trên thế giới.
Với nguồn cung dồi dào từ thị trường bất động sản, hàng loạt các dự án căn hộ chung cư và biệt thự nghỉ dưỡng đang ngày càng nở rộ trên khắp các tỉnh thành phố, trong khi thị trường home-sharing mới bắt đầu khởi động.
" alt=""/>Luxstay hoàn tất vòng gọi vốn 4,5 triệu USD từ hai nhà đầu tư Hàn QuốcGiống iOS, Android cũng chỉ chính thức có tính năng này trong năm 2019. Android Q, dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay cũng sẽ có chế độ tối. Tuy nhiên các nhà sản xuất smartphone Android thì đã đi trước từ năm 2018.
Cuối năm 2018, Huawei ra mắt EMUI 9 cho các smartphone Huawei và Honor với chủ đề Deep Black. Đây là chủ đề giúp chuyển đổi mọi thành phần trên giao diện thành màu tối. Xiaomi cũng giới thiệu chế độ tối màu ở bản MIUI 10 vào đầu năm 2019.
![]() |
Huawei đã trang bị chế độ tối trên EMUI 9 từ năm 2018. Ảnh: Huawei. |
Một tính năng khác cũng được chờ đợi là khả năng vuốt bàn phím để nhập chữ. Tính năng này đã được tích hợp vào bàn phím mặc định của Android (Gboard) từ năm 2013. Trước đó, nhiều ứng dụng bàn phím như Swype, SwiftKey đã hỗ trợ vuốt để nhập liệu từ những ngày đầu của Android.
Thực tế từ iOS 8, Apple đã cho phép người dùng sử dụng bàn phím của các nhà phát triển thứ ba, và những bàn phím như Swype cũng có tính năng vuốt để nhập. Tuy nhiên với các trường nhập cần bảo mật như mật khẩu email, Wi-Fi thì iOS tự động chuyển về bàn phím mặc định, có thể gây bất tiện với người dùng.
Để iPad làm việc tốt hơn, Apple đã tích hợp thêm trình quản lý tải xuống cho Safari trên iPadOS. Đây là một cải tiến được đánh giá cao, bởi Apple đã trì hoãn quá lâu điều này. Quản lý tải về, kết nối trực tiếp bộ nhớ ngoài… là những thứ rất cơ bản với một cỗ máy làm việc, nhưng không hiểu tại sao Apple phải chờ tới khi ra mắt hệ điều hành “riêng” cho iPad mới đưa vào.
Cũng có thể trước đây họ không cần, bởi iPad vẫn thống trị mảng máy tính bảng trong bao nhiêu năm nay mặc cho sản phẩm Android có đầy đủ tính năng cho “công việc”.
Ứng dụng Photos trên iOS 13 mang nhiều tính năng quản lý ảnh thông minh dựa trên AI, và chắc hẳn Apple đã học hỏi được nhiều từ Google Photos. Ứng dụng quản lý ảnh của Google luôn được tích hợp rất nhiều tính năng dựa trên AI như tự động sắp xếp, nhóm ảnh theo thời gian hay địa điểm chụp, tự tạo video tổng hợp khoảnh khắc…
![]() |
Ứng dụng Swype đã mang tính năng vuốt để nhập chữ lên Android từ cách đây gần 10 năm. Ảnh: The Verge. |
Trên iOS 13, Apple giới thiệu tính năng xem ảnh thật của địa điểm. Người dùng có thể xem ảnh 360 độ, di chuyển xung quanh những địa điểm quen thuộc. Tính năng này xuất hiện trên Google Maps từ năm 2007, và được đưa lên Android ngay khi hệ điều hành này ra mắt năm 2008.
Ngoài ra, Apple cũng mang đến nhiều tính năng nhỏ cho iOS như lời bài hát chạy theo nhạc, chỉnh sửa ảnh chi tiết hơn hay cho phép xoay ngang khi sửa video. Đây đều là những tính năng khá cũ. Các tính năng chỉnh sửa ảnh, video mặc định trên các smartphone Android đầu bảng đều rất chi tiết. Việc Apple tích hợp trực tiếp vào iOS có thể giúp người dùng tiết kiệm thời gian cài đặt ứng dụng mới.
Trong ngành công nghệ, việc các hãng học hỏi nhau không phải là điều hiếm. Những tính năng của Apple có thể đi sau Android khá lâu, nhưng như vậy không đồng nghĩa Apple chỉ sao chép. Họ hoàn toàn có thể tinh chỉnh để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng của mình.
“Vòng lặp những tính năng của Apple, Google và những hãng khác giúp toàn bộ hệ sinh thái mạnh lên, và chúng ta nên cảm ơn về điều đó”, tác giả Eric Zeman của Android Authority nhận xét.